Lịch sử Tổng_công_ty_Ba_Son

Bài viết này hiện đang gây tranh cãi về tính trung lập. Có thể có thảo luận liên quan tại trang thảo luận. Xin đừng xóa bảng thông báo này cho đến khi kết thúc hoặc đạt được đồng thuận trong vấn đề này.

Xưởng sửa chữa và đóng tàu lớn địa chỉ tại số 2 đường Tôn Đức Thắng cũng là một di tích lịch sử mang nhiều ý nghĩa. Nó là dấu tích cổ còn lại của một công trường thủ công lớn, một ngành công nghiệp quan trọng ra đời sớm nhất của Sài Gòn xưa đồng thời là cái nôi của phong trào đấu tranh của các tầng lớp công nhân Sài Gòn. Xưởng cơ khí số 323 đường số 12 trong khuôn viên là nơi người thợ máy Tôn Đức Thắng (sau này là Chủ tịch nước Việt Nam từ năm 1969 đến 30 tháng 8 năm 1980) đã từng làm việc và hoạt động cách mạng trong những năm 1915 - 1928.[2]

Năm 1861, thực dân Pháp cho xây dựng một ụ nhỏ cùng lán trại để sửa chữa các chiến thuyền nhằm tiếp tục công cuộc xâm chiếm Việt Nam. Tháng 4 năm 1863, Chính phủ Pháp tổ chức, xây dựng và điều hành nhà máy. Từ khi chính thức đi vào hoạt động vào tháng 4 năm 1863 đến 30 tháng 4 năm 1975, phong trào công nhân tại Ba Son được duy trì và phát triển, công nhân tại đây luôn tỏ rõ tinh thần đấu tranh cách mạng. Nhiều hành động và các cuộc đình công diễn ra mang tính chính trị và ý nghĩa quốc tế. Hàng trăm công nhân Ba Son đã trở thành những cán bộ ưu tú của Đảng, Nhà nước và Quân đội nhân dân Việt Nam như Lý Chính Thắng, Đào Sơn Tây, Ngô Văn Năm, Nguyễn Đình Chính, Nguyễn Văn Nghi, Đoàn Văn Bơ, Võ Thành Công, Tống Văn Hên, Trần Đình Xu, Nguyễn Thị Nhỏ, Nguyễn Bảo và đặc biệt là Tôn Đức Thắng, tổng cộng có 12 cán bộ và công nhân từng làm việc tại xí nghiệp đã được đặt tên đường ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Sau năm 1975, xí nghiệp sửa chữa và đóng mới tàu cùng các phương tiện nổi, đảm bảo cho quân chủng Hải quân, Cảnh sát biển hoạt động cùng nhiều tàu biển tại thị trường nước ngoài khác. Tháng 9 năm 2009, điều chuyển Nhà máy X51 về xí nghiệp liên hiệp Ba Son. Ngày 14 tháng 6 năm 2014, xí nghiệp được đổi thành Tổng công ty Ba Son.

Liên quan